Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trong quá trình làm việc, việc chấm dứt hợp đồng lao động là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc này cũng diễn ra đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến nhiều tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm, hậu quả và nghĩa vụ pháp lý khi xảy ra trường hợp này.

Chấm dứt HĐLĐ, đơn phương chấm dứt HĐLĐ là gì

📌 Căn cứ pháp lý: Điều 34 Bộ luật Lao động 2019

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc kết thúc quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, làm cho hợp đồng lao động không còn hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm chấm dứt. Sau khi chấm dứt, các bên không còn ràng buộc về nghĩa vụ thực hiện công việc, trả lương, hoặc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng nữa (trừ một số nghĩa vụ sau hợp đồng như bàn giao, thanh toán, bảo mật… nếu có quy định).

Hợp đồng lao động sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

  1. Hết hạn hợp đồng lao động.
  2. Hoàn thành công việc theo hợp đồng.
  3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  4. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc theo hợp đồng.
  5. Người lao động bị trục xuất hoặc không được tiếp tục cư trú/làm việc tại Việt Nam.
  6. Người lao động chết, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích.
  7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị mất tích hoặc không còn tư cách pháp nhân.
  8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
  10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
  11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định của pháp luật
  12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  13. Thử việc không đạt hoặc huỷ bỏ thoả thuận thử việc

Khi nào được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

📌 Căn cứ pháp lý: Điều 39 Bộ luật Lao động 2019

Theo quy định của pháp luật, người lao động/ người sử dụng lao động trong một số trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động phải báo trước cho bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc có một số trường hợp không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu như người lao động hoặc người sử dụng lao động không thực hiện đúng với các quy định về báo trước hoặc không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ được gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ gây thiệt hại cho bên còn lại và làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường, mất quyền lợi như trợ cấp thôi việc hoặc nhận lại người lao động làm việc.

Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật  

📌 Căn cứ pháp lý: Điều 40 Bộ luật Lao động 2019

Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, họ phải:

  • Bồi thường nửa tháng lương theo hợp đồng;
  • Bồi thường khoản tiền tương ứng với số ngày không báo trước;
  • Hoàn trả chi phí đào tạo (nếu có);
  • Không được nhận trợ cấp thôi việc.

Người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật  

📌 Căn cứ pháp lý: Điều 41 Bộ luật Lao động 2019

Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ phải có những nghĩa vụ sau:

Trường hợp 1: Người lao động và người sử dụng lao động đều muốn tiếp tục hợp đồng  

  • Nhận lại người lao động;
  • Trả đủ lương, BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian người lao động không được làm việc;
  • Bồi thường ít nhất 2 tháng lương;
  • Trả thêm khoản tiền tương ứng nếu vi phạm thời hạn báo trước.

Trường hợp 2: Người lao động không muốn tiếp tục làm việc

  • Phải trả các khoản bồi thường như trên;
  • Phải trả trợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp 3: Người lao động và người sử dụng lao động không muốn tiếp tục hợp đồng lao động

  • Bên cạnh việc phải trả các khoản tiền tại trường hợp 1 và trường hợp 2 thì người sử dụng lao động phải bồi thường thêm ít nhất 2 tháng.  
  • Trong cả hai trường hợp 2 và trường hợp 3, người lao động vẫn được nhận các khoản còn nợ như: lương, thưởng, trợ cấp…

Khoản trợ cấp thất nghiệp khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải trả cho người lao động, được tính như sau:

Trách nhiệm sau khi chấm dứt hợp đồng

📌 Căn cứ pháp lý: Điều 48 Bộ Luật Lao động năm 2019

Thời hạn thanh toán các khoản tiền liên quan là 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 30 ngày, như:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động
  • Thay đổi cơ cấu, sáp nhập, chuyển nhượng doanh nghiệp;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
  • Do người sử dụng lao động không còn hoạt động.

Ngoài việc thanh toán, người sử dụng lao động cần:

  • Hoàn tất thủ tục xác nhận quá trình đóng BHXH;
  • Trả lại giấy tờ, hồ sơ gốc cho người lao động;
  • Cung cấp bản sao tài liệu (nếu người lao động yêu cầu), chi phí do doanh nghiệp chi trả.

👉 Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc có nhu cầu được tư vấn những vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, hãy liên hệ với đội ngũ pháp lý của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

 

Share on

Khách hàng của chúng tôi